Máy lạnh là thiết bị quen thuộc trong nhiều gia đình, đặc biệt vào mùa nóng. Tuy nhiên, rất nhiều người quên hoặc chưa biết tầm quan trọng của việc vệ sinh máy lạnh định kỳ. Một chiếc máy lạnh bám đầy bụi bẩn không chỉ giảm hiệu suất làm lạnh, tiêu tốn nhiều điện hơn mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe. Vậy bao lâu nên vệ sinh máy lạnh một lần?
1. Vì sao phải vệ sinh máy lạnh định kỳ?
Máy lạnh hoạt động liên tục, hút không khí vào để làm lạnh và thổi ra ngoài. Quá trình này kéo theo rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc bám vào màng lọc, dàn lạnh, dàn nóng. Nếu không vệ sinh định kỳ, máy lạnh sẽ gặp hàng loạt vấn đề như:
Làm mát kém: Bụi bít kín dàn lạnh khiến không khí khó lưu thông, máy phải chạy lâu hơn.
Tốn điện: Máy lạnh bám bẩn tiêu tốn nhiều điện hơn để đạt nhiệt độ mong muốn.
Gây mùi hôi, ẩm mốc: Môi trường ẩm ướt, bụi bẩn tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, phát sinh mùi khó chịu.
Giảm tuổi thọ: Hoạt động quá tải vì bẩn lâu ngày dễ làm máy lạnh hư hỏng nặng.
2. Bao lâu nên vệ sinh máy lạnh?
Để hạn chế các tình trạng đã nêu trên, AIO khuyên bạn nên bảo trì, vệ sinh điều hòa theo thời gian cụ thể như sau:
Đối với hộ gia đình: Khoảng từ 3 - 4 tháng/lần nếu thường xuyên mở điều hòa (gần như cả ngày) hoặc khoảng 6 tháng/lần nếu chỉ thỉnh thoảng sử dụng điều hòa như 3 - 4 ngày/tuần và 6 - 8 tiếng/ngày.
Đối với công ty, nhà hàng: Trung bình cứ 3 tháng/lần hoặc khoảng 2 tháng/lần tùy theo môi trường có nhiều bụi bẩn hay không.
Đối với cơ sở, xí nghiệp sản xuất: Bạn nên kiểm tra, vệ sinh khoảng 1 tháng/lần vì tần suất hoạt động liên tục nên máy dễ bị bám bụi bẩn hơn so với thông thường.


3. Hướng dẫn vệ sinh điều hòa tại nhà
Bước 1: Ngắt nguồn điện điều hòa
Đầu tiên, bạn cần ngắt nguồn điện của điều hòa để đảm bảo quá trình vệ sinh diễn ra hiệu quả, tránh gây chập cháy hoặc rò rỉ điện, từ đó bảo vệ an toàn tối đa. Tuyệt đối không vệ sinh khi máy còn cắm điện, tránh chập cháy, giật điện.


Bước 2: Vệ sinh dàn lạnh
Dùng khăn lau sạch bụi bên ngoài dàn lạnh. Bạn tháo phần quạt đảo gió của điều hòa ra, rồi mở nắp theo hướng từ dưới lên trên. Xịt dung dịch vệ sinh chuyên dụng vào dàn lạnh (dàn ống đồng có các lá kim loại tản nhiệt). Dùng túi hứng nước bẩn hoặc chậu bên dưới để hứng nước chảy ra.
Kế tiếp, bạn bọc toàn bộ thân điều hòa bằng áo vệ sinh đủ lớn, sử dụng dung dịch vệ sinh điều hòa để làm sạch bên trong dàn lạnh bao gồm cánh quạt lồng sóc, các màng lọc cũng như các bộ phận khác.


Bước 3: Vệ sinh dàn nóng
Bạn tháo lớp vỏ máy ở mặt trước của dàn nóng rồi lấy vòi xịt để loại bỏ các chất bẩn. Sau đó, dùng vòi xịt nước áp lực vừa phải xịt sạch bụi bám bên ngoài dàn nóng, làm sạch bụi bám bên trong cánh quạt và mọi ngóc ngách. Sau khi hoàn tất, bạn dùng khăn mềm và khô lau sạch lại nhưng lưu ý là không xịt nước trực tiếp vào khu vực bo mạch, dây điện của điều hòa để tránh gây hư hỏng.


Bước 4: Lắp ráp điều hòa sau khi vệ sinh
Bạn cần hong khô dàn nóng và dàn lạnh cũng như các bộ phận khác trước khi lắp ráp chúng lại với nhau. Về cơ bản, bạn chỉ cần lắp lại các bộ phận ngược lại với các bước khi tháo ra là xong.
Tuy nhiên, khi lắp ráp điều hòa sau khi vệ sinh bạn cần lưu ý:
Với dàn lạnh: Tránh làm rách lưới tấm lọc bụi khi đặt lại ở vị trí cũ. Sau đó, lắp quạt đảo gió vào và đóng nắp lại theo hướng từ trên xuống. Cuối cùng, bạn nhớ vặn ốc cố định thân máy bằng tua vít sao cho chắc chắn.
Với dàn nóng: Khi lắp các lớp vỏ bảo vệ ở mặt trước dàn nóng, bạn cần thực hiện một cách cẩn thận để chúng vào khớp với nhau.


Vệ sinh điều hòa tại nhà không khó, chỉ cần cẩn thận và thực hiện đúng quy trình. Việc này giúp tiết kiệm chi phí đáng kể và đảm bảo không khí trong lành cho gia đình. Nếu máy hoạt động lâu ngày, quá bẩn hoặc có dấu hiệu hỏng hóc, hãy gọi ngay dịch vụ bảo dưỡng chuyên nghiệp để kiểm tra toàn diện. Liên hệ ngay dịch vụ vệ sinh điều hòa uy tín tại AIOService để chăm sóc máy lạnh tận nhà – nhanh chóng – tiết kiệm!